Mở rộng tầm hiểu biết của bạn

Học tiếng anh

     Người ta kể lại rằng:khi người La Mã xâm lược Sracusa đã phát hiện ra trong tay người Sracusa không phải là binh khí mà là một chiếc gương.Khi chiếc thuyền của người La Mã ập vào gần đến đảo Sicilia thì người Sracusa đồng loạt giờ gương hướng lên Mặt Trời. Người ta chỉ thấy một đường ánh sáng từ trên bờ phóng xuống chiếc thuyền của người La Mã và trong chốc lát,các chiếc thuyền này đã cháy bùng bùng. Vì sao chiếc gương này lại có sức manh lớn đến như vậy?
     Điều này khởi nguồn từ Acsimet-một nhà khoa học vĩ đại thời đó. Acsimet sinh tại Sracusa ở đảo Sicilia(nay là Syracusa của Italia).Từ nhỏ, ông đã chịu ảnh hưởng của cha là một nhà toán học.Ông rất say mê,hứng thú với toán học,thiên văn học,hình học,và đặc biệt là nắm rất vững các kĩ năng về toán học và vật lí học để áp dụng chế tạo ra các loại vũ khí.Trong cuộc chiến đấu chống La Mã, sở dĩ những chiếc gương trong tay người Sracusa có thể thiêu hủy được chiếc thuyền La Mã là nhờ công lao của Acsimet. Những chiếc gương này thực chất là một loại kính phóng đại. Trong trận chiến, lấy kính phóng đại chiếu về phiá có ánh nắng Mặt Trời, di chuyển khoảng cách giữa kính phóng đại và và thuyền La Mã ,ánh nắng Mặt Trời thông qua kính phóng đại sẽ tập trung trên một điểm, sau khi đạt đến điểm cháy thì thuyền sẽ bị đốt cháy. 
     Một số nhà lịch sử học đã nghi ngờ tính chân thực của câu chuyện này, cho rằng đó chỉ là truyền thuyết, bởi vì con người lúc bấy giờ chưa hiểu biết về kiến thức quang học và gương kính. Nhưng có một công trình nghiên cứu trước đây cho rằng: một số công trình nghiên cứu trước đây không lâu đã chứng minh rằng: một số nền văn minh La Mã đã có tri thức quang học tương đối phát triển, họ có thể tạo ra kính viễn vọng và đã nắm chắc được phương pháp sử dụng gương đốt cháy.



     Một học giả ở Mỹ là Robert Tempur, trong tác phẩm ''Mặt Trời trong suốt'' của mình đã miêu tả quá trình Acsimet sử dụng gương kính để đối phó với người La Mã. Ông đã chỉ ra: sau cuộc chiến đó hơn 300 năm, có một nhà sử học tên là Lucian và nhà y học Galen đã lần lượt miêu tả cuộc chiến này. Và cuốn sách của Robert cũng dựa trên nguyên tác của hai tác giả trên để biên soạn. Người ta kể lại rằng nhà khoa học Hy Lạp Loannis đã làm thí nghiệm được miêu tả trong cuốn sách của Robert. Ông đã cho 60 thủy thủ xếp hàng đứng trên bến, tay cầm gương lớn, cho ánh nắng Mặt Trời phản xạ vào một chiếc thuyền nhỏ cách đó 150 thước Anh,Không đầy 3 phút sau, chiếc thuyền bốc lửa.
     Nhưng, giáo sư vật lí học Paul ở đại học Oxford lại cho rằng: thời đại mà Acsimet sống chưa có công nghệ chế tạo ra được những chiếc gương phẳng đến như vậy. Vậy câu chuyện về ''chiếc gương đốt cháy'' của Acsimet có thật hay không, điều này vẫn phải chờ những khảo chứng nữa.
_________________________________________________________________________________
|*Định nghĩa:                                                                                                                                               
|     Thấu kính                                                                                                                                           
|            Chúng ta thường gặp thấu kính trong cuộc sống hàng ngày. Đó là một nguyên kiện quang học vô      
|     cùng quan trọng, chủ yếu được mài từ các vật liệu trong suất như thủy tinh,kính... Dựa vào độ dày mỏng 
|     ở giữa và mép viền của mặt gương kính khác nhau, thấu kính thường được chia thành kính lõm và kính 
|     lồi. 
'''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''





Chú ý
Vì đây là một website về kiến thức,và kiến thức không phải lúc nào cũng luôn đúng vì thế nếu bạn nghĩ điều gì đó là sai hoặc không hiểu thì comment cho mình biết để mình sửa hoặc giải thích cho bạn hiểu nha.Chúng ta hãy giúp đỡ lẫn nhau để cùng nhau vươn lên nha

0 Comments
G+ Comments
Comments

Có thể bạn thích:



Bottom Ad [Post Page]